Vào một ngày nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một tán cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.
Sư tử thức giấc, giận dữ vì bị đánh thức, nó túm lấy chuột nhắt mắng
“Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta”
Chuột nhắt sợ hãi van xin “xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn và tôi sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó”
Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi
Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi
Vài tháng sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn và nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu “Cứu với, cứu với”, vang động khắp khu rừng.
Chuột nhắt được sư tử tha mạng lần trước, nghe thấy tiếng sư tử gầm, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo “ông đừng lo, tôi sẽ giúp”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn
Kết luận:
Là truyện kể mà bạn, cái gì cũng có dụng ý. Không phải ngẫu nhiên mà ai đó mượn hình
mượn chuyện một chúa sơn lâm và một con chuột nhắt nhỏ nhẽ để ví von. Người đời dựng
chuyện, thế gian tạc lòng, tạc dạ ắt có chủ tâm. Nhưng vì sao thế? Vì sao lại lấy
chuyện về con vật để nhân cách hóa? Nghĩ tới nghĩ lui đằng nào cũng có lý lẽ. cũng
có điều thuận, điều nghịch. Bạn có thấy điều đó chăng?
Ngẫm sự đời ví von, cây ngay chết đứng mà không sợ, nhưng ngại vô cùng cho bia miệng
thế gian, tiếng đời dị nghị nên có miệng cũng như không là thế.
Suy xét cho cùng, tổ tiên ta, nguồn gốc con người sơ khai cũng từ đó mà ra cả.
Khanhnguyen' s Blog sưu tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét