Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Câu chuyện “tái sinh” kỳ lạ và bí ẩn chưa có lời giải đáp


Câu chuyện thứ 1: Ngày 29/04/2005, vợ chồng anh Chaudhary sống tại Ấn Độ đã vô cùng đau xót khi đứa con trai 13 tuổi tên là Rakesh bị tai nạn xe máy và mất 5 ngày sau đó. Vài giờ trước khi Rakesh qua đời, vợ anh Chaudhary là cô Minaben bắt đầu có ảo giác, cô nói với chồng là Rakesh về nhà muốn tạm biệt mẹ và hứa sẽ quay lại.
Một năm sau đó, vào ngày 22/04/2006, cô Minaben sinh hạ một bé trai và đặt tên con là Rakesh. Rakesh và người anh đã mất giống nhau như đúc, và có cách cư xử giống hệt nhau. Điểm đặc biệt hơn là cậu biết tất cả những chỗ anh trai mình để đồ chơi, nhận ra những người họ hàng chưa bao giờ gặp.
Không chỉ có vậy, khi được đưa về quê của anh Chuadhary ở Palanpur, cậu bé cũng biết luôn tên của người chị họ Anila mới gặp lần đầu, cô bé này vốn ngày xưa là bạn thân của người anh trai đã mất của cậu. Rakesh cũng rủ cô bé chạy ra cái cây nơi 2 người thường chơi với nhau ngày xưa.
Câu chuyện thứ 2: Cô bé Samlini Permac sinh năm 1962 ở Colombo, Sri Lanka vô cùng sợ nước và ô tô. Mỗi lần phải tắm cô đều la khóc dữ dội. Cô bé sau đó kể lại quãng đời "kiếp trước" của mình, khi đi mua bánh mì vào thời điểm phố xá ngập lụt, bỗng có một chiếc xe buýt đi sát bên cạnh đã hất em xuống nước.
Em chỉ kịp giơ tay lên cầu cứu và hét lên "Mẹ ơi" rồi chìm hẳn vào giấc ngủ. Gia đình của cô bé rất bất ngờ và họ bắt đầu tìm hiểu thêm về những vụ việc tương tự như thế đã từng xảy ra ở đâu, và sau một thời gian hai người biết được câu chuyện một cô bé 11 tuổi từng chết đuối trong hoàn cảnh như thế, tất nhiên là từ khi Samlini chưa ra đời.
Câu chuyện thứ 3: Một sự việc nữa cũng khiến khoa học đau đầu, đó là sự việc diễn ra tại làng Nathul, phía Bắc Miến Điện. Cô gái MTin Aung Myo sinh ngày 26 tháng 12 năm 1953 trong một gia đình có 3 chị em gái. Ngay từ nhỏ, cô bé luôn tỏ ra mình là con trai, và luôn miệng nói rằng là người lính Nhật đã bị quân đồng minh bắn chết cách ngôi nhà của cha mẹ cô bé gần100m.
Cô bé rất sợ máy bay, nhất định không chịu mặc đồ con gái, nói tiếng Miến Điện rất khó khăn, thích ăn và nấu các món ăn theo khẩu vị của Nhật, và cô luôn tỏ ra buồn bã vì nhớ quê hương Nhật Bản của mình. Ma Tin Aung Myo cho biết gia đình "kiếp trước" của cô ở miền Bắc nước Nhật, trước khi nhập ngũ, "cô" là chủ một cửa hiệu nhỏ nhưng khi vào lính thì làm đầu bếp.
Nhưng cô bé không nhớ một tên tuổi hay địa danh nào cả và cũng không chịu kết hôn, bởi theo cô, cô là một người đàn ông và chỉ kết hôn với phụ nữ mà thôi.
Câu chuyện thứ 4: Chaokun Radzh-sutadzharn, sinh ngày 12/10/1908 ở miền Trung Thái Lan. Cha của cậu là Nai Pae, mẹ là Nang Rieng, tên thường gọi là Choti. Ngay từ khi biết nói, cậu bé đã cho mọi người biết mình là Nai Leng, người bác ruột đã mất khi cậu bé ra đời.
Đáng chú ý là cậu có cách gõ bàn hệt như ông bác, có thể nói và đọc được các thứ tiếng mà ông bác lúc sinh thời từng học, và ngoài ra biết chính xác từng chi tiết một trong cuộc đời ông bác ruột của mình. Sau này Choti đi tu ở một ngôi chùa ở Băng Cốc và sau đó xuất bản cuốn sách về sự luân hồi này.
Câu chuyện thứ 5: Anh Tân và chị Thuận cưới nhau được 6 năm mới sinh được cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến (28/02/1992). Cháu Tiến lớn lên bụ bẫm, xinh xắn, trong sự yêu chiều hết mực của cả gia đình. Thế nhưng, đến năm cháu 5 tuổi, tai họa bất ngờ ập xuống.
Hôm đó vào buổi chiều tháng Giêng, anh Tiến đang nằm đọc báo bỗng giật nảy mình chồm dậy, ruột gan như lửa đốt. Anh gọi chị Tân bảo: “Thằng Tiến đâu, tìm nó về đi”. Chị Tân tìm gọi mãi nhưng không thấy Tiến đáp lại, ra phía bờ sông gần nhà chị chỉ nhìn thấy đôi dép cháu để trên bờ. Dưới dòng nước xanh ngắt nhìn thấu tận đáy, không thấy điều gì bất thường. Chị chạy về báo anh Tân. Bỏ tờ báo, anh hớt hải ra phía bờ sông thì nhìn thấy xác cháu Tiến nổi cách bờ 3m.
“Tôi lao xuống dòng nước, ôm chặt lấy con nhấc lên bờ. Nhưng tất cả đã quá muộn!”, giọng anh lạc đi, không giấu vẻ kinh hoàng khi nhớ về cái ngày đau thương ấy.
Cháu Tiến mất đi khiến cả anh Tân, chị Thuận đều như kẻ mất hồn. Nỗi đau càng nhân lên gấp bội khi chị Thuận do vấn đề sức khỏe đã “không còn khả năng làm mẹ” nữa. Trong cơn vật vã, bà cụ hàng xóm mà sau này anh Tân mới biết là “bà mế” có sang vỗ vai anh và bảo: “Con yên tâm, sớm muộn gì nó cũng tìm về với con thôi!”. Khi ấy vì quá đau buồn anh cũng coi lời bà như lời an ủi của những người hàng xóm tốt bụng khác.
Vắng tiếng cười trẻ thơ, căn nhà chỉ còn hai người lớn trở nên hoang lạnh hơn bao giờ hết. Là con một, phải chịu áp lực từ phía gia đình, anh Tân buồn bã chả thiết làm gì, suốt ngày ngơ ngẩn gần như người hóa dại.
Năm 2006, cả hai vợ chồng vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con thì nghe có người rỉ tai ở Xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn, cách nhà anh chị chừng 3km có cháu bé nghi là “con lộn” của Tiến. Cháu tên Bùi Lạc Bình (sinh ngày 06/10/2002) là con một gia đình người Mường nhưng ngay từ khi biết nói đã khăng khăng bảo mình là con người Kinh, nhà trên thị trấn Vụ Bản.
Vốn chưa bao giờ tin có chuyện “đầu thai” như kiếp luân hồi của nhà Phật, nhưng hai anh chị vẫn đánh bạo tìm đến nhà cháu bé nọ. Thật bất ngờ khi anh chị đến nơi cháu không hề thấy lạ mà gọi bố mẹ xưng con và quấn quít không rời. Anh chị ngỏ lời mời chị Dự, người sinh cháu Bình, tên bố mẹ “mới” đặt, đến nhà chơi. Nghe thấy thế, Bình vui lắm, trèo phắt lên xe hào hứng như đứa trẻ lâu ngày được về nhà.
Vừa vào nhà, Bình đã chạy quanh nhà tìm đồ chơi mà Tiến trước kia thích. Cháu còn tự nhiên vào giường anh Tân, chị Thuận nằm lên đó rồi bi bô: “Ngày xưa con thường ngủ chỗ này nhỉ bố nhỉ?”. “Ngay khi nhìn thấy cháu, nghe cháu nói, và thấy những hàng động của cháu vợ chồng tôi như chết đứng. Tất cả đều giống hệt như cháu Tiến thủa trước, có khác chỉ là khác về hình hài mà thôi”, anh Tân kể.
Kể từ ngày gặp cháu Bình thì ăn ngủ chẳng yên bởi giữa hai người với đứa trẻ xa lạ dường như có mối thâm tình gì đó day dứt lắm. Nhớ cháu, thương cháu nhưng lại sợ người ngoài bảo muốn cướp con. Vợ chồng anh hiếm muộn, nhưng vợ chồng chị Dự-anh Hoan cũng chỉ có duy nhất cháu Bình là con.
Về phần chị Dự, sau lần đến chơi nhà ấy, cháu Bình cứ nằng nặc đòi về “nhà bố mẹ”. Thấy con nhèo nhẹo khóc, chị Dự cũng không biết phải làm sao. Đưa cháu về nhà anh Tân, chị Thuận chơi thì sợ người ta dị nghị là “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Nhưng sau một lần Bình bị ốm nặng, sốt cao, cháu cứ luôn miệng “dọa”: “Mẹ không cho con về, con lại chết lần nữa!”. Hoảng quá, lần này chị đánh liều gọi cho anh Tân đưa cháu về nhà chơi. Cháu Bình về nhà anh thì khỏe khoắn, vui vẻ, không còn đau ốm nữa.
“Thấy cháu tha thiết quá, sau bao đắn đo chúng tôi dè dặt đề nghị gia đình anh Hoan, chị Dự cho cháu về ở với chúng tôi. Thật bất ngờ là cả vợ chồng anh chị và bà nội cháu đều gật đầu đồng ý. Chính bà nội cháu cũng bảo rằng: Ngay từ lúc thằng bé biết nói tôi đã biết nó không phải người Mường rồi”, anh Tân nói.
Theo lời anh Tân, kể từ ngày cháu về với anh chị, hết lần này đến lần khác hai người “thử” cháu. Thậm chí, nhiều người hàng xóm cũng sang nhà để “hỏi chuyện ngày xưa”. Tất cả cháu đều trả lời vanh vách. Từ tên bác hàng xóm, đến cô giáo mẫu giáo rồi bạn bè thân của cháu, cháu đều nhớ tên. Đường về nhà, hay những câu chuyện nhỏ nhặt như ngày xưa bà nội cho cháu uống bia ở đầu làng cháu cũng nhắc lại, ngay cả việc, “cháu đã từng chết như thế nào, bị ngã xuống nước ra sao”…
“Dù trước đó, chưa một lần tin có chuyện “hoang đường” như thế, nhưng đến lúc ấy cả vợ chồng tôi đều hoàn toàn tin rằng Bình chính là cháu Tiến, con chúng tôi 10 năm về trước”, anh Tân kể.
Từ ngày về ở với anh chị Tân, Thuận, Bình nằng nặc đòi gọi tên là Tiến, ngay cả tên đệm cháu cũng đòi giữ.
“Hãy coi con cháu những đứa trẻ bình thường”
Bé Tiến bây giờ đã bước sang tuổi thứ 9. Cháu trắng trẻo, khôi ngô, ngoan và lễ phép nhưng cũng hiếu động hệt như những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Khi chúng tôi ngồi nghe anh Tân kể chuyện thì Tiến không ngừng nô đùa trước sân, chọc tổ ong khiến anh Tân mấy bận phải đứng dậy nạt cháu.
Câu chuyện dang dở thì chị Thuận mẹ cháu về, thoáng qua những dè dặt ban đầu, nhắc đến con chị cười nói xởi lởi lắm. Lần dở từng trang sách của cháu, đôi mắt chị vẫn ánh lên niềm hạnh phúc vô hạn: “Cháu đi học mấy năm liền đều đạt học sinh giỏi…”. Rồi chuyện trường, chuyện lớp, chuyện nghịch ngợm của trẻ nhỏ làm bầu không khí rộn ràng hẳn lên.
Mải chuyện đã quá trưa tự lúc nào, chị Thuận giữ chúng tôi ở lại ăn cơm, chúng tôi cũng vui vẻ đồng ý. Khi mâm cơm đã dọn tinh tươm, Tiến vẫn đứng ngoài sân mê mải đọc cuốn Hương Hiếu Hạnh của nhà sư Thích Tâm Hiệp viết về trường hợp “đầu thai” của Tiến. Nghe anh Tân bảo, nhà sư sau khi nghe câu chuyện của Tiến đã viết một bài in trong tập sách Hương Hiếu Hạnh và tặng anh chị một cuốn. Từ lúc rõ mặt chữ, Tiến lúc nào cũng cầm cuốn sách và đọc đi đọc lại câu chuyện kể về mình. Những câu chuyện ngày xưa cháu cũng dần quên.
Tôi đứng dậy gọi Tiến vào ăn cơm thì bất chợt cậu bé nắm tay tôi lắc lắc, chỉ ra phía con sông sau nhà: “Cô ơi, ngày xưa cháu chết ở kia kìa”. Dù đã nghe câu chuyện của cháu nhưng câu nói bất chợt của Tiến vẫn khiến tôi lạnh sống lưng.
Hiện giờ, Cháu Tiến giờ ở nhà tôi với tư cách là “con nuôi”. Cháu vẫn thường xuyên qua lại nhà mẹ đẻ…”.
Câu chuyện thứ 6: Ông Glenn Ford được thôi miên. Ông này không tin gì cả, ông nói ông không tin ở chuyện quá khứ, đầu thai. Nhưng ông đã nói ra đến năm kiếp khác nhau trong 5 sessions, 4 kiếp không kiểm chứng được nhưng có 1 kiếp kiểm chứng được. Đó là kiếp trong đó ông nói tiếng Pháp rất hay, một loại tiếng Pháp đặc biệt rất xưa. Khi nghe ông nói tiếng Pháp, BS mới hỏi ông đẻ ở đâu, làm gì thì ông trả lời tôi đẻ ở Paris, làm lính calvary, tức ngự lâm pháo thủ, làm ở triều vua Louis 14. Người ta đã thu lại băng ông nói chuyện. Chuyện này rất đặc biệt vì ông Glenn Ford này cả đời không hề biết tiếng Pháp. Người ta mới bảo ông diễn tả thành phố Paris. Trong lúc bị thôi miên, ông tả thành phố Paris như vậy như vậy... Họ lấy bản đồ thế kỷ 17 so sánh thì có đúng những con đường đó. Nhưng độc đáo hơn là mấy năm sau họ đem băng này nghe lại, trong số người nghe có một chuyên gia về ngôn ngữ Pháp. Ông này rất ngạc nhiên vì accent của ông Glenn Ford này là accent thế kỷ 17 và những danh từ ông dùng cũng là danh từ thế kỷ 17, bây giờ không ai dùng nữa cả. Độc đáo như vậy. Thành ra cái chuyện triết lý hồi nãy mình nói mình đi, sống, chết, đầu thai lại, chuyện đó có thiệt chứ không phải giả.
Câu chuyện thứ 7: Cách đây mấy mươi năm, ở Thủ Ðức có một nữ Phật tử tu tại gia. Vì vợ chồng cô là tín đồ thuần thành, trọng Phật kính Tăng, nên các sư thường đến ghé thăm, có khi được mời nghỉ đêm tại nhà. Thời đó, ảnh hưởng chánh pháp chưa được lan rộng, tuy cô đã thọ quy giới nhưng chưa hiểu rõ về đạo, nên trong nhà cũng có nuôi heo để thêm rộng rãi cho cuộc sống. Khi nọ, có một vị Hòa thượng đến nghỉ đêm tại nhà cô, nửa đêm chợt thức giấc nghe tiếng động dưới bộ ván mình nằm, và có giọng nói nho nhỏ rằng: "Tụi bây không biết, chớ tao tên là Nguyễn Thị Hòa (vì liên hệ gia đình xin giấu tên) bởi có thiếu bà chủ nhà này một số tiền, nên phải đầu thai ra thân xúc vật để trả nợ". Hòa thượng nghe xong lấy làm lạ, sẽ lén nhẹ nhàng cúi xuống rình xem, thì thấy một heo nái nói chuyện với mười hai heo con đang bú.
Sáng ra, Hòa thượng hỏi người tín nữ:
- Lúc trước có cô Nguyễn Thị Hòa thiếu cô một số tiền như thế, có phải không?
- Dạ thưa đúng như vậy. Nhưng cô ấy nghèo và bây giờ đã qua đời, nên con kể như bỏ luôn. Ủa! Mà chuyện này chỉ riêng mình con với cô ấy biết, ở nhà con cũng không hay, tại sao thầy lại hiểu rõ ràng như vậy?
Hòa thượng đem chuyện đêm hôm thuật lại. Cô chủ nhà cả kinh, vội đem bán heo mẹ lẫn mười hai heo con, thì thêm một việc lạ, số tiền thu được đúng với tiền cô Nguyễn Thị Hòa đã thiếu mình khi trước.
Trải qua sự này, cô tín nữ càng tin việc luân hồi nhân quả hiển nhiên là có thật. Từ đó cô tu hành thêm tinh tấn và cải gia vi tự, thành ra ngôi chùa Phước Trường hiện giờ. Tại chùa này, hiện nay linh vị thờ cô vẫn còn. Tiên đức đã bảo: "Súc sanh bản thị nhơn lai tố. Nhơn súc luân hồi cổ đáo kim!" (Súc sanh kia trước là người. Xưa nay người, súc luân hồi đổi thay!) Việc trên đây là một chứng minh cho lời này vậy. (Thuật theo lời Thượng tọa Thanh Từ, khi Thượng tọa đến diễn giảng và thăm chùa Phước Trường ở Thủ Ðức

Nguồn http://thienphatvien.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét